google-site-verification: google4e0d76ef88eb900f.html

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NHÀ Ở RIÊNG LẺ

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NHÀ Ở RIÊNG LẺ
Ngày đăng: 03/02/2025 09:44 AM

    CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ XÂY DỰNG NHÀ Ở RIÊNG LẺ

    Nội dung cấp giấy phép xây dựng

    Câu hỏi 1: Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ có phải xin giấy phép xây dựng không?

    Đáp: Khoản 30 Điều1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 của Quốc hội; Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng Trước khi khởi công xây dựng công trình, Chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp công trình được miễn Giấy phép xây dựng.

    Câu hỏi 2: Những công trình nhà ở riêng lẻ được miễn giấy phép xây dựng?

    Đáp: Khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 của Quốc hội; Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng: công trình nhà ở riêng lẻ được miễn giấy phép xây dựng.

    Câu hỏi 3: Nếu công trình nhà ở riêng lẻ được miễn giấy phép xây dựng, khi xây dựng, sửa chữa cải tạo có cần thông báo cơ quan nào hay không?

    Đáp: Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ quy định vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình:

    Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: b) Không thông báo,thông báo chậm cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương về thời điểm khởi công xây dựng hoặc có thông báo nhưng không gửi kèm hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng; Như vây, Chủ đầu tư xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng phải có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để được hướng dẫn, theo dõi và quản lý. Trường hợp không thông báo, thông báo chậm cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương thì sẽ bị xử lý theo quy định.

    Câu hỏi 4: Trước khi đề nghị cấp giấy phép xây dựng, khi cần thông tin quy hoạch xây dựng và các chỉ tiêu xây dựng thì phải liên hệ cơ quan nào để biết?

    Đáp: Để biết thông tin quy hoạch và các chỉ tiêu xây dựng, người dân có thể thực hiện theo 2 cách sau:

    - Cách 1: Người dân có thể tham khảo và tra cứu bản đồ đính kèm đồ án quy hoạch được niêm yết công khai tại Trụ sở Phòng Tiếp nhận và Trả hồ sơ - Ủy ban nhân dân Quận 3; Trụ sở Ủy ban nhân dân 12 phường.

    - Cách 2: Lập thủ tục đề nghị Cung cấp thông tin quy hoạch nộp tại Phòng Tiếp nhận và Trả hồ sơ - Ủy ban nhân dân quận 3 (Địa chỉ: 99 Trần Quốc Thảo, phường Võ Thị Sáu, Quận 3); Phòng Quản lý đô thị quận 3 có văn bản cung cấp đầy đủ nội dung thông tin để người dân và đơn vị tư vấn thiết kế định hướng trong quá trình thiết kế cơ sở, chuẩn bị hồ sơ cấp giấy phép xây dựng. - Cách 3: Dùng cổng thông tin trực tuyến, chọn thủ tục cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng, điền thông tin theo mẫu đơn đính kèm và nộp tại đường link như sau: https://dichvucongportal.hochiminhcity.gov.vn/icloudgate/ve rsion4/ps/page/bs/home.cpx-

    Câu hỏi 5: Thủ tục đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch bao gồm những gì? Thời gian giải quyết thủ tục?

    Đáp: Căn cứ Quyết định số 6070/QĐ-UBND ngày 17/11/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi bổ sung, thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Quận 1.

    Thành phần hồ sơ:

    - Đơn đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch.

    - Bản photo một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.

    2. Thời gian giải quyết thủ tục: 11 ngày làm việc.

    Câu hỏi 6: Điều kiện để cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ?

    Đáp: Căn cứ Điều 91 Luật xây dựng năm 2014 quy định Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị; khoản 31 Điều 1 tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 của Quốc hội; Luật Kiến trúc số 40/2019 do Quốc hội ban hành ngày 13/6/2019:

    - Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (Điều 39 Luật Kiến trúc).

    - Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

    - Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử -văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

    Câu hỏi 7: Điều kiện để cấp giấy phép xây dựng có thời hạn nhà ở riêng lẻ?

    Đáp: Căn cứ khoản 33 Điều 1 tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 của Quốc hội.

    1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng có thời hạn gồm:

    a) Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    b) Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

    c) Phù hợp với mục đích sử dụng đất được xác định tại giấy tờ hợp pháp về đất đai của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn;

    d) Khi hết thời hạn tồn tại củacông trình ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất, chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ. Trường hợp quá thời hạn này mà quy hoạch xây dựng chưa thực hiện được, chủ đầu tư được tiếp tục sử dụng công trình cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất. Việc hỗ trợ khi phá dỡ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

    2. Công trình xây dựng được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản 3, 4 và 5 Điều 91 của Luật này.

    3. Nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm b, c và d khoản 1 Điều 93 của Luật này.

    4. Đối với công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn, khi hết thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng mà quy hoạch xây dựng có điều chỉnh kéo dài kế hoạch thực hiện thì cơ quan đã cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm thông báo về việc gia hạn thời gian tồn tại của công trình. Trường hợp chủ đầu tư tiếp tục có nhu cầu xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo thì thực hiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo thời hạn của quy hoạch xây dựng điều chỉnh.

    5. Đối với công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo.

    Trường hợp sau 03 năm kể từ ngày công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố mà không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”

    Câu hỏi 8: Trường hợp nào không được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho công trình xây dựng mới?

    Đáp: Căn cứ khoản 33 Điều 1 tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 của Quốc hội. Đối với công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ thuộc trường hợp thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấphuyện thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo.

    Trường hợp sau 03 năm kể từ ngày công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố mà không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”.

    Câu hỏi 9: Thời hạn khởi công của Giấy phép xây dựng?

    Đáp: căn cứ khoản 10 điều 90 Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội ban hành. Các loại Giấy phép xây dựng có hiệu lực khởi công xây dựng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp; quá thời hạn trên thì phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng.

    Câu hỏi 10: Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới nhà ở riêng lẻ bao gồm những gì?

    Đáp: căn cứ điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ

    1. Đơn đề nghị cấp giấy phépxây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này.

    2. Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

    3. 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm:

    a) Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

    b) Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình;

    c) Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện;

    d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

    Câu hỏi 11: Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sửa chữa cải tạo nhà ở riêng lẻ bao gồm những gì?

    Đáp: căn cứ điều 47 Nghị định 15/ 2021 / NĐ - CP ngày 3/ 3/ 2021 của Chính phủ

    1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này.

    2. Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật.

    3. Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.

    4. Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định tại Điều 43 hoặc Điều 46 Nghị định này.

    5. Đối với các công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

    Câu hỏi 12: Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép có thời hạn đối với nhà ở riêng lẻ gồm những gì?

    Đáp: căn cứ điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn như quy định đối với từng loại công trình,nhà ở riêng lẻ (thành phần hồ sơ tham khảo phần trả lời tại câu hỏi số 10 ). Riêng tiêu đề của đơn được đổi thành “Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn”. Đối với Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn phải có bản cam kết tháo dỡ khi nhà nước thực hiện quy hoạch có chứng thực của đơn vị có chức năng.

    Câu hỏi 13: Quy mô xây dựng đối với phần diện tích thuộc lộ giới như thế nào ?

    Đáp: Quy mô nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn phải hài hòa với kiến trúc, cảnh quan khu vực nhưng không được vượt quá 03 tầng (xác định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật hiện hành);

    các trường trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 3 Quyết định 26/2017/QĐ-UBND ngày 20/6/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Ủy ban nhân dân quận 3 sẽ giải quyết theo từng tuyến đường cụ thể đảm bảo mỹ quan độ thị cho khu vực.

    Câu hỏi 14: Có được xây dựng tầng lửng không và được xây dựng như thế nào?

    Đáp: căn cứ điểm 4 phần ghi chú, Phụ lục II Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng Đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác: tầng lửng không tính vào số tầng cao của công trình trong các trường hợp tầng lửng có diện tích sàn không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng có công năng sử dụng chính ngay bên dưới và chỉ cho phép có một tầng lửng không tính vào số tầng cao của nhà, tầng lửng không được phép xây dựng ban công.

    Câu hỏi 15: Khi nào thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng như thế nào?

    Đáp: Căn cứ Điều 98 Luật xây dựng năm 2014 quy định Điều chỉnh Giấy phép xây dựng:

    1. Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:

    - Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

    - Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;

    - Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

    Câu hỏi 16: Thành phần hồ sơ điều chỉnh Giấy phép xây dựng gồm những gì ?

    Đáp:căn cứ khoản 2 điều 51 Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:

    a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng theo Mẫu số 02 Phụ lục II Nghị định này;

    b) Bản chính giấy phépxây dựng đã được cấp;

    c) 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng điều chỉnh triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng tương ứng theo quy định tại Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46 hoặc Điều 47 Nghị định này;

    d) Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế xây dựng điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của Chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

    Câu hỏi 17: Thủ tục Gia hạn Giấy phép xây dựng như thế nào, thành phần hồ sơ?

    Đáp: Căn cứ Điều 99 Luật xây dựng năm 2014 quy định Gia hạn giấy phép xây dựng; căn cứ khoản 3 điều 51 Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ Trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công xây dựng, nếu công trình chưa được khởi công thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 02 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng. Khi hết thời gian gia hạn giấy phép xây dựng mà chưa khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng, gồm:

    a) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng theo Mẫu số 02 Phụ lục II Nghị định này;

    b) Bản chính giấy phépxây dựng đã được cấp.

    Câu hỏi 18: Nội dung bản vẽ thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ gồm những gì?

    Đáp: Căn cứ Điều 46 Nghi định 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính Phủ quy định nội dung gồm: Bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm: Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình; Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình; Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước,thoát nước, cấp điện;

    Câu hỏi 19: Thời gian giải quyết thủ tục hành chính đối với việc cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ?

    Đáp: Quyết định số 6070/QĐ-UBND ngày 17/11/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi bổ sung, thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Xây dựng:

    - 11 ngày làm việc đối với thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ.

    - 11 ngày làm việc đối với thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ.

    - 5 ngày làm việc đối với thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ.

    Câu hỏi 20: Kiến trúc ban công được giải quyết cấp phép xây dựng trong trường hợp nào ?

    Đáp: Căn cứ Khoản 10 Phụ lục 18 tại Quyết định số 56/2021/QĐ-UBND ngày 28/12/2021 Ban hành Quy chế quản lý kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh: Độ vươn của ban công, ô văng nhô ra trên không gian lộ giới phụ thuộc vào chiều rộng của lộ giới không được lớn hơn giới hạn được quy định ở Bảng 4, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0 m cụ thể như sau:

    Bảng 4 Chiều rộng lộ giới L(m) Độ vươn tối đa(m) L < 16m: công trình phải bố trí khoảng lùi so với ranh đất sau tối thiểu 1m;

    c) Trường hợp D < 9m: khuyến khích tạo khoảng trống phía sau nhà.

    d) Tại các trục đường thương mại - dịch vụ (được xácđịnh tại phụ lục 04), nhà liên kế xây dựng sát ranh lộ giới phải được thiết kế có khoảng lùi tại mặt tiền Tầng 1 (Tầng trệt) và lửngtại trệt nếu có nhằm tăng khả năng tiếp cận và tạo hành lang đi bộ.

    Khoảng lùi nêu trên căn cứ vào quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết đô thị, thiết kế đô thị. Nếu chưa được quy định thì phải đảm bảo tối thiểu 3,0m so với ranh lộ giới; trường hợp lô đất có chiềusâu D < 6m thì cần đảm bảo tối thiểu 50% khoảng lùi theo quy định (xem bảng 2)

    Bảng2 Chiều dài(m) D< 16 Khoảng lùi sân sau Khuyến khích chừa sân sau Tối thiểu lùi 1.0m, D≥16 Tối thiểu lùi 2.0m

    Câu hỏi 23: Quy định chiều cao tầng trệt và chiều cao công trình như thế nào?

    Đáp: Căn cứ Khoản 4 tại Phụ lục 18 của Quyết định số 56/2021/QĐ-UBND ngày 28/12/2021 Ban hành Quy chế quản lý kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh: Quy định chiều cao tối đa của tầng 1, chiều cao tại vị trí chỉ giới xây dựng, chiều cao tối đa tại đỉnh mái, chiều cao tối đa tại đỉnh mái nếu có yếu tố cộng tầng theo bảng 3.

    Câu hỏi 24: Trường hợp nhà có tường chung, kết cấu chung có được cấp giấy phép xây dựng không?

    Đáp: Căn cứ Điều 176 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng ,trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý. Như vậy việc cấp giấy phép xây dựng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến kiến trúc tường chung, kết cấu chung (không cấp phép trên tường chung, kết cấu chung). Trường hợp có ý kiến của chủ sở hữu nhà liền kề đồng ý thì được cấp giấy phép xây dựng ½ tường chung phù hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Câu 25: khi có sự cố công trình Chủ đầu tư phải giải quyết như thế nào?

    Đáp: Căn cứ Quyết định 16/2018/QĐ-UBND ngày 10/5/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về quy trình giải quyết sự cố công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Khi sự cố xảy ra, chủ công trình và nhà thầu thi công phải thực hiện theo Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 tại Quyết định 16/2018/QĐ-UBND ngày 10/5/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố.

    Câu hỏi 26: Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ?

    Đáp: Căn cứ Khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng quy định Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.

    Câu hỏi 27: Về mật độ xây dựng được tính như thế nào?

    Đáp: Có thể hiểu mật độ xây dựng của công trình là phần diện tích chừa sân trống được tính theo tỉ lệ % so với diện tích đất phù hợp quy hoạch xây dựng: Căn cứ Khoản 10 của Phụ lục 18 tại Quyết định số 6/2021/QĐ-UBND ngày 28/12/2021 Ban hành Quy chế quản lý kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh mật độ xây dựng được quy định như sau:

    Diện tích lô đất (m2/cănnhà) ≤50 100 200 300 500

    Mật độ xây dựng tối đa (%) 100 90 70 60 50 Đối với các lô đất có diện tích nằm giữa cận trên và cận dưới trong bảng phía trên thì được tính toán bằng phương pháp nội suy để có mật độ xây dựng chính xác.

    Câu hỏi 28: Để bảo đảm an toàn trong quá trình thi công, nhà thầu thi công phải lưu ý công trường phải đảm bảo những gì?

    Đáp: - Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm quản lý toàn bộ công trường xây dựng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp Chủ đầu tư tổ chức quản lý. Nội dung quản lý công trường xây dựng bao gồm:

    + Xung quanh khu vực công trường xây dựng phải có rào ngăn, trạm gác, biển báo dễ nhìn, dễ thấy để bảo đảm ngăn cách giữa phạm vi công trường với bên ngoài;

    +Việc bố trí công trường trong phạm vi thi công của công trình phải phù hợp với bản vẽ thiết kế tổng mặt bằng thi công được duyệt và điều kiện cụ thể của địa điểm xây dựng;

    + Vật tư, vật liệu, thiết bị chờ lắp đặt phải được sắp xếp gọn gàng theo thiết kế tổng mặt bằng thi công;

    + Trong phạm vi công trường xây dựng phải có các biển báo chỉ dẫn về sơ đồ tổng mặt bằng công trình, an toàn, phòng, chống cháy, nổ và các biển báo cần thiết khác.

    - Nhà thầu thi công xây dựng phải có các biện pháp bảo đảm an toàn cho ngườivà phương tiện ra vào công trường, tập kết và xử lý chất thải xây dựng phù hợp, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh khu vực công trường xây dựng. Ngoài ra, nhà thầu thi công phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm được quy định tại điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021của Chính phủ.

    BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
    Zalo
    Hotline