google-site-verification: google4e0d76ef88eb900f.html

móng băng cho công trình xây dựng

móng băng cho công trình xây dựng
Ngày đăng: 24/09/2024 05:22 PM

    MÓNG BĂNG CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

    Móng Băng Là gì? hình dạng - cấu tạo - ứng dụng

    Móng băng là loại móng thường có kết cấu một dải dài, có thể độc lập (hay giao nhau theo hình chữ thập), được sử dụng để đỡ toàn bộ kết cấu của tòa nhà.

    • Tùy thuộc vào địa hình, diện tích cũng như là độ cứng của nền móng, độ lún của đất mà chúng ta quyết định sử dụng loại móng băng nào phù hợp. Để bảo đảm độ an toàn cho công trình. Các bạn kỹ sư sẽ khảo sát và tính toán chọn lựa móng cho phù hợp với nhu cầu
    • Móng bang thuộc loại móng nông đào trung bình từ 1,2 đến 2 mét so với nền đất hiện hữu, là loại móng được thi công trên hố đào mở xây đến cốt sàn nhà 0.0. Sau đó được thi công lấp lại

    So với những loại móng khác như móng cọcmóng bè thì móng băng được dùng khá phổ biến vì biện pháp thi công khá đơn giản. Độ lún đều hơn & tiết kiệm chi phí. Nhưng khi xây dựng nhà cần lưu ý chọn lựa móng băng một cách hợp lí, tiêu chuẩn móng băng phù hợp với chiều rộng bản móng nhỏ hơn 1,5m

    Phân loại móng băng?

    Xét về tính chất & độ cứng thì chúng tôi phân móng băng làm 3 loại đó là:

    • Móng mềm
    • Móng kết hợp.
    • Móng cứng,

    Xét về cấu tạo theo phương thì được chia làm 2 loại:

    • Móng 1 phương: Sử dùng khi ta dùng theo 1 phương duy nhất theo chiều ngang hay chiều rộng của công trình giống như những đường thẳng song song. Khoảng cách giữa các đường sẽ đi theo diện tích của căn nhà.
    • Móng 2 phương: là những đường móng giao như ô bàn cờ.

    Ưu & nhược điểm của móng băng

    • Ưu điểm: Cũng như những loại móng khác. Móng băng giúp cho sự liên kết giữa tường & cột chắc chắn hơn theo phương thẳng đứng. Bên cạnh đó, loại móng này còn có tác dụng làm giảm áp lực đáy móng; Giúp cho việc truyền tải trọng lượng của công trình xuống phía dưới được đều hơn. Với công trình từ 4 tầng trở lên, nền đất yếu phức tạp người ta hay sử dụng móng cọc.
    • Nhược điểm: Chiều sâu của móng băng nhỏ nên có tính ổn định, chống lật, chống trượt của móng kém. Lớp đất bề mặt có sức chịu tải kém, làm ảnh hưởng đến sức chịu tải chung của nền móng.
    • Tóm Tắt phải đào đến lớp đất cứng và thử K theo thiết kế và đủ độ xâu nhất định khi thi công móng bắng cho công trình của bạn

    Người ta không sử dụng móng băng trên các nền đất có địa hình xấu, yếu, nhiều bùn hay không ổn định.

    Quy trình thi công móng băng trong xây dựng

    Quy trình thi công và bố trí thép móng băng bao gồm 5 bước cơ bản. Cụ thể như sau:

    Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và nguyên vật liệu

      • Giải phóng phần mặt bằng thi công là điều cực kỳ cần thiết khi thi công và bố trí thép , nguyên vật liệu thi công móng
      • Phần định vị móng chuẩn xác theo bản vẽ cũng là công việc vô cùng quan trong trong thi công móng, các điểm định vị này được triển khai và gửi mốc ra các vị trí trắc chắn và dễ quan sát để triển khai và kiểm tra trong suốt quá trình thi công sau này

    Bước 2: Đào đất hố móng theo bản vẽ

    Dựa vào bản vẽ đã thiết kế, máy móc thiết bị và nhân công sẽ tiến hành đào móng chuẩn bị cho việc. Phần định vị ở bước 1 sẽ giúp thực hiện bước này nhanh và chuẩn xác hơn. Lưu ý trong bước 2 này phải đảm bảo tính chuẩn xác cao:

    • Đào đúng theo các mốc trục đã định vị trước đó (cả về chiều dài lẫn chiều rộng).
    • Sau khi đào xong phần móng, tiến hành đầm bề mặt và kiểm tra hệ số K theo thiết kế thường là K90 đến K95
    • Lâm le móng theo đúng chỉ định của bản vẽ
    • Thi công bùng mực tim trục và định vị các vị trí của dầm móng trước khi xuống sắt

    Bước 3: Bố trí thép móng băng

    Ở bước 3, nhân công sẽ trực tiếp bố trí thép móng băng theo đúng kỹ thuật. Đặc biệt cần thực hiện theo từng trình tự từng bước và tỉ mỉ hết sức có thể. Cụ thể phải bố trí thép móng băng theo các bước sau đây:

    • Chọn và chỉnh sửa thanh thép theo đúng kích thước quy định.
    • Kiểm tra mực tim trục
    • Tiến hành đặt thép móng băng trước, sau đó đến thép dầm móng và cuối cùng là thép chờ cột (không đảo ngược quy trình để đảm bảo chất lượng và kỹ thuật thi công).
    • Buộc con kê bê tông để đảm bảo khoảng cách thép và lớp bê tông bảo vệ theo đúng thiết kế

    Bước 4: Ghép cốt pha móng

    Phần quan trọng tiếp theo để lớp bê tông móng theo khuôn có sẵn, đó là bước ghép cốt pha. Hiện nay trong xây dựng chủ yếu dùng tấm ván xây dựng có bề mặt phẳng. Cần chọn loại đúng chiều dài và chiều rộng để giúp bê tông không bị tràn xung quanh. Ép ván theo sát các khung thép đã chuẩn bị ở bước 3.

    Sau khi kê ván, hãy dùng thanh chèn để tạo thành trụ đỡ phần ván. Nên dùng thanh chống lớn với những loại móng băng kích thước lớn. Cuối cùng sau khi kê thanh chống chắc chắn, khi đổ bê tông vào khuôn móng sẽ không bị xê dịch.

    Bước 5: Đổ bê tông móng băng

    Cuối cùng để phần móng chịu được áp lực phía trên khi xây dựng, cần có đủ lớp bê tông bên trong. Trong bước này cần chú ý tỉ lệ cát, sạn, xi măng nếu trộn bang máy thủ công, với bê tông tươi cần kiễm tra kỹ phiếu giao hành có đúng như đã đặt, kiểm tra cốt liệu, kiểm tra độ sụt của bê tông Nhằm tránh tình trạng hỏng móng. Sau đổ móng cần dùng thanh thước ép và làm mặt để đảm bảo bề mặt bê tông được mịn và chặt nhất.

    bảo dưỡng bê tông theo đúng quy định

    Lưu ý khi thi công móng băng

    Cụ thể với những công trình lớn, phần móng sẽ được đào sâu với mục đích tạo bệ đỡ vững chắc cho kiến trúc. Với các công trình nhà ở đơn giản có thể giảm độ sâu và tìm loại móng băng phù hợp. Như vậy vừa giảm thiểu chi phí xây dựng và rút ngắn tiến độ chuẩn bị thi công.

    Sau khi đào móng cần dọn dẹp sạch sẽ phần tránh xung quanh. Tránh trường hợp đất đá rơi xuống làm hỏng móng băng. Thực hiện tốt bước này giúp công trình của bạn có được nền móng tốt nhất. Như vậy tiến độ thi công sẽ giảm xuống, nâng tổng chất lượng móng lên cao.

     

    BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
    Zalo
    Hotline